Tầm quan trọng của ứng dụng di động trong cuộc sống hiện đại

Rate this post

Ứng dụng di động không còn là khái niệm xa lạ. Chúng đã và đang len lỏi vào mọi khía cạnh đời sống. Bạn đang sử dụng chúng hàng ngày, hàng giờ mà đôi khi chính bạn cũng không nhận ra. Tất cả mọi hoạt động của bạn từ mua sắm, học tập, giải trí và làm việc đều được thực hiện thông qua các ứng dụng di động. Bạn sẽ không nhận ra mình đang phụ thuộc vào chúng đến mức nào, cho đến khi chúng bỗng dưng ngừng hoạt động. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về chủ đề này.

1. Tổng quan về ứng dụng di động

1.1 Ứng dụng di động là gì?

Ứng dụng di động (hay mobile application, gọi tắt là mobile app) là một phần mềm được thiết kế dành riêng cho các thiết bị di động (như điện thoại thông minh, máy tính bảng…). Chúng có thể tải về một cách dễ dàng thông qua các nền tảng phân phối trực tuyến. Mỗi ứng dụng thường đáp ứng một mục đích sử dụng nhất định của người dùng. 

1.2 Phân loại ứng dụng di động 

Ứng dụng di động rất đa dạng và có thể được phân loại bằng nhiều cách khác nhau:

  • Theo mục đích sử dụng: có thể chia ra thành ứng dụng làm việc, học tập, giải trí, liên lạc…

  • Theo hệ điều hành: có thể chia ra ứng dụng dành cho Android, IOS…

  • Theo hình thức thanh toán: mất phí, trả phí,…

  • Theo góc độ kỹ thuật: có thể chia ra 2 loại chính là Native App, Web App. 

Trong đó Native App là loại phổ biến và quen thuộc nhất với người sử dụng. Chúng là những ứng dụng mà bạn cài đặt và sử dụng trực tiếp trên điện thoại/máy tính bảng. Web App là ứng dụng bạn phải sử dụng thông qua một trình duyệt web trên thiết bị di động. 

1.3 Tại sao ứng dụng di động phát triển mạnh

Theo những thống kê gần đây, khoảng 70% dân số Việt Nam sử dụng điện thoại di động. Thói quen sử dụng điện thoại đã ăn sâu vào nếp sinh hoạt của mỗi người. Nhu cầu học tập, giải trí, làm việc… đều được thực hiện dễ dàng thông qua chiếc điện thoại thông minh bởi tính tiện dụng. Điều này đòi hỏi ứng dụng di động cũng phải phát triển mạnh để đáp ứng nhu cầu của người dùng.

>>> Xem thêm các khóa học về công nghệ như IT Comtor, PM tại: https://btacademy.vn

1.4 Tầm quan trọng của ứng dụng di động

Nhiều người nói họ không thể sống thiếu chiếc điện thoại thông minh của mình. Nhưng điều đó không hoàn toàn chính xác! Sự thật là, chúng ta không sống nhờ chiếc điện thoại, mà là nhờ những ứng dụng di động được cài đặt trong đó. 

Mọi công việc đều được giải quyết nhanh gọn chỉ bằng vài cú chạm màn hình. Nếu ban đầu chiếc điện thoại chỉ để cài đặt những ứng dụng liên lạc và giải trí, thì về sau nó còn trở thành công cụ làm việc hiệu quả, với các ứng dụng quản lý, sắp xếp, lưu trữ và xử lý công việc.

Đặc biệt đối với những doanh nghiệp thì ứng dụng di động đóng một vai trò không thể thiếu. Ứng dụng di động giúp doanh nghiệp tiếp cận được thị trường tiềm năng khổng lồ. Qua đó, doanh nghiệp dễ dàng xây dựng và quảng bá thương hiệu của mình, tạo lợi thế cạnh tranh trước đối thủ. Đó còn là kênh tiếp thị trực tuyến hiệu quả, với khả năng tiếp cận khách hàng rất cao với mức chi phí thấp.

1.5 Cách phát triển ứng dụng di động

Việc phát triển ứng dụng di động cho doanh nghiệp đã trở thành xu hướng tất yếu. Chúng ta thật khó để gọi tên một doanh nghiệp nổi tiếng nào mà lại không phát triển mobile app! Tuy nhiên, việc phát triển ứng dụng di động không hề dễ. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ cách thức thực hiện trước khi bắt tay vào thực hiện. 

>>> Có nên tham gia khóa học IT Comtor tiếng Nhật không?

1.6 Chọn phương thức phát triển phù hợp

Hiện nay doanh nghiệp có 2 phương thức chính để phát triển ứng dụng di động: tự phát triển hoặc đi đặt hàng bên ngoài. Tùy theo nguồn lực và nhu cầu thực tế mà các doanh nghiệp sẽ chọn cho mình phương thức phù hợp nhất.

Nếu muốn tự phát triển (hay còn gọi là mô hình Inhouse), doanh nghiệp cần có tiềm lực kinh tế cũng như nền tảng kỹ thuật tốt. Ưu điểm là dự án luôn đi đúng hướng, vì không ai hiểu hoạt động của doanh nghiệp hơn chính họ. Tuy nhiên nhược điểm là doanh nghiệp phải luôn duy trì được nguồn nhân lực chất lượng cao, điều này đôi khi khá tốn kém và không thật sự tối ưu.

Vì vậy, nhiều doanh nghiệp chọn cách đi đặt hàng bên ngoài (mô hình Outsourcing). Theo đó, doanh nghiệp đặt hàng từ một đối tác chuyên xây dựng ứng dụng di động. Ưu điểm là nâng cao chất lượng của sản phẩm đầu ra, tiết kiệm thời gian và tối ưu chi phí. Tuy nhiên nhược điểm là những rủi ro về bảo mật thông tin hoặc độ trễ nhất định trong tiến độ dự án.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *